Quy trình giặt là khách sạn

giặt là khách sạn hà nội

Tất cả các khách sạn đều có rất nhiều đồ vải bẩn tích tụ ở các phòng khác nhau. Điều cần thiết là phải đảm bảo nguồn cung cấp vải sạch liên tục đã được giặt là giúp cho hoạt động ở khách sạn diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Đồ vải dùng trong khách sạn đa số là loại vải Linen, vì vậy việc giặt là khách sạn phải được xử lý nghiêm ngặt và đúng quy trình.

Tất cá các nhân viên hay người quản lý khâu giặt là tại khách sạn đều phải có kiến thức về quy trình xử lý giúp cho đồ vải khách sạn luôn bền màu và trắng sạch như mới.

Nguyên tắc giặt là khách sạn

giặt là khách sạn tại Hà Nội

Bạn đã biết về giặt là khách sạn?

Luôn có hai nguyên tắc cơ bản trong quy trình giặt là khách sạn như sau:

  • Loại bỏ bụi bẩn và các vết bẩn từ các đồ vải.
  • Phục hồi các sản phẩm từ vải về hình dáng ban đầu ở mức tối đa.

Chất lượng giặt là tại khách sạn

Chất lượng giặt là khách sạn Hà Nội

Chất lượng giặt là khách sạn luôn được quan tâm hàng đầu

  • Xử lý cẩn thận đồ vải khi giặt là
  • Đúng quy trình sử dụng các hóa chất
  • Trong quá trình tẩy trắng không sử dụng quá định lượng chất tẩy trắng
  • Kiểm tra phân loại số lượng để tránh nhầm lẫn hoặc mất các loại đồ vải.
  • Đảm bảo có đầy đủ các chính sách và hợp đồng cụ thể chính xác khi có xảy ra tình trạng như hư hỏng hoặc mất mát trong quá trình giặt là.

2 cách giặt là cho khách sạn

Cách 1: Giặt tại chỗ, ngay trong khuôn viên của khách sạn

Một số khách sạn thiết kế khu giặt là ngay trong khuôn viên. Vậy việc thiết kế như trên có ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm

  • Thời gian thực hiện cho việc giặt là giảm vì thực hiện ngay trong khách sạn.
  • Khăn, ga trải giường luôn có sẵn đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp.
  • Ít bị nhầm lẫn hay thiếu đồ.

Nhược điểm

  • Chi phí thiết bị và bảo trì cao.
  • Cần số lượng đồ vải nhiều.
  • Nhân viên giặt là phải có trình độ kỹ thuật cao và không gian khu vực giặt là phải rộng rãi.

Cách 2: Giặt là từ 1 đơn vị cung cấp dịch vụ giặt là khách sạn

Giặt là khách sạn Hà Nội từ đơn vị khác

Giặt là khách sạn Hà Nội từ đơn vị khác

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm được khoản đầu tư lớn đằng sau việc tự mua máy móc và các thiết bị khác
  • Giảm tiền lương cho nhân viên.
  • Tiết kiệm không gian cho khách sạn sử dụng vào mục đích khác.

Nhược điểm:

  • Khách sạn phải tìm đúng đơn vị cam kết về chất lượng giặt.
  • Có thể sẽ bị nhầm lẫn đồ.
  • Đối với trường hợp khẩn cấp có thể đồ giặt không có sẵn

Quy trình giặt là khách sạn Hà Nội

Dưới đây là quy trình rất chi tiết về từng công đoạn trong quá trình giặt là tại khách sạn:

Công đoạn 1: Thu gom và vận chuyển

Việc thu gom đồ vải có thể được thực hiên trong phòng vải, nếu giặt là từ 1 đơn vị khác, còn nếu giặt tại khách sạn thì tất cả các đồ vải được đem đến đúng khu giặt là.

Đối với những đồ làm từ vải lanh như đồng phục bếp, khăn lau bụi,vv… được thu gom riêng. Còn lại được đóng gói trong túi riêng.

Công đoạn 2: Tiếp nhận

Khi nhận đồ vải từ khách sạn phải được các dây chuyền xử lý nhanh nhất có thể để đảm bảo thời gian giặt nhanh nhất có thể. Thường phải có một khu riêng để giặt đồ cho khách hàng.

Công đoạn 3: Đánh dấu hay viết mã, nhập mã

Có thể đánh dấu tạm thời hoặc đánh dấu cố định giúp cho quá trình trả đồ và thanh toán nhanh hơn.

Công đoạn 4: Phân loại

Quy trình giặt là khách sạn chặt chẽ

Quy trình giặt là khách sạn chặt chẽ

Thường thì tất cả các đơn vị giặt là đều phân loại theo chất liệu, sản phẩm, màu sắc và giá trị. Việc phân loại được thực hiện để tách những đồ vải cần giặt khô ra khỏi những đồ vải chỉ cần giặt ướt thông thường. Những đồ vải cần sửa chữa hoặc tẩy vết bẩn phải được tách biệt để xử lý riêng.

Công đoạn 5: Tính khối lượng và số lượng

Trước khi cho vào máy giặt tất cả các đồ vải đều được cân trước khi cho vào máy để phù hợp với công suất của máy giặt, máy sấy tránh quá tải. Quá tải nhiều lần có thể khiến máy bị hỏng và còn dẫn đến sự lãng phí chất tẩy rửa và nước.

Công đoạn 6: Tẩy điểm

Công đoạn này được thực hiện bằng tay đối với các vết bẩn cứng đầu hoặc một phần nhất định

Công đoạn 7: Cho đồ vào máy giặt

Máy giặt hoạt động theo cơ chết như sau: giặt – giũ – vắt:

Giặt thực hiện các chức năng cơ bản như: loại bỏ chất bẩn ra khỏi đồ vải, sau đó đưa chúng ra khỏi máy giặt và thoát hềt nước bẩn.

Giũ vải: Sau khi hoàn thành chu trình giặt thì việc giũ vải được thực hiện ít nhất 2 lần để loại bỏ cặn của nước giặt và thuốc khử

Vắt: đây là chu trình cuối trong máy giặt để vắt hay gọi cách khác là loại bỏ tối đa nước ra khỏi vải giúp cho quá trình sấy khô diễn ra nhanh hơn.

Công đoạn 8: Sấy đồ hay còn gọi là làm khô đồ vải

Quy trình này giúp cho đồ vải khô hoàn toàn bằng cách sử dụng máy sấy, trong máy sấy có không khí nóng giúp đồ vải nhanh khô. Tuy nhiên với một số loại vải mỏng, vải lanh,vải lụa như ga chun, ga chống thấm,… thì nên phơi khô tự nhiên không nên dung máy sấy dễ bị co, cháy, dẫn đến hỏng đồ.

Công đoạn 9: Là đồ

Sau công đoạn 8, nhân viên sẽ phân loại những đồ cần đem đi là. Việc là đồ giúp đồ luôn phẳng đẹp như mới, thường được sử dụng bằng máy là chuyên dụng.

Công đoạn 10. Hoàn thiện và đóng gói

Gấp đồ giặt là khách sạn Hà Nội

Gấp đồ giặt là khách sạn Hà Nội đúng chuẩn

Sau khi đã giặt sạch sẽ tất cả các sản phẩm được gấp đúng cách hoặc treo trong móc. Một số sẩn phẩm được gấp bằng tay, một số được gấp bằng máy( thường chăn ga sau khi là được máy gấp theo đúng form cài đặt). Sau đó đóng gói từng loại sản phẩm.

Công đoạn 11: Bảo quản

Việc bảo quản phải được thực hiện đúng cách trước khi giao hàng. Chăn ga trải giường chỉ bảo quản được trong thời gian nhất định

Công đoạn 12: Giao hàng

Sản phẩm đã được xử lý cẩn thẩn và vận chuyển đến khách sạn.

Xưởng giặt là khách sạn đảm bảo đủ các tiêu chí:

setup xưởng giặt là Hà Nội

Setup xưởng giặt là Hà Nội đạt tiêu chuẩn

  • Bố trí máy định vị lưu thông dễ dàng, cần chú ý đến lối ra vào. Hệ thống thông gió, hế thống thoát nước, vv…
  • Cửa ra vào: Phải đủ rộng để đưa các giỏ đựng hàng, máy móc thiết bị ra vào dễ dàng.
  • Trần nhà: Chúng phải không thấm ẩm và có đặc tính hấp thụ âm thanh tốt, cao tầm 8-10m là lý tưởng.
  • Sàn nhà: Đây là tiêu chí rất quan trọng đối với giặt đồ. Nó phải đủ chắc chắn để đảm bảo đồ không bị rách và hỏng.
  • Tường: Phải được xây dựng trên vật liệu bền, chống ẩm và cách nhiệt.
  • Điện: Cần có đủ ánh sáng và kết nối điện thích hợp đủ công suất.
  • Nguồn nước: cần có đủ nguồn cung cấp nước sạch

Nguyên liệu giặt là khách sạn bao gồm:

  • Nước sạch
  • Nước giặt hoặc bột giặt
  • Chất tẩy trắng, tẩy màu
  • Chất làm mềm.

Nguồn tham khảo: https://www.bngkolkata.com/hotel-laundry-operation/

Tham khảo thêm:

Thông tin Giặt là Tokyo:

   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *